Trước khi bắt đầu kinh doanh dịch vụ salon, chủ doanh nghiệp cần phải lên kế hoạch chuẩn bị thật kỹ những công việc quan trọng để quá trình kinh doanh diễn ra suôn sẻ không gặp vấn đề phát sinh khác. Bài viết sau đây, EasySalon.vn sẽ gợi ý giúp bạn những việc cần làm trước khi mở salon tóc vô cùng quan trọng và cần thiết.
Những việc cần làm trước khi mở salon tóc
Chuẩn bị nguồn kinh phí
Tài chính là điều không thể thiếu khi bắt đầu kinh doanh bất kỳ loại hình dịch vụ nào, kể cả salon tóc. Chỉ khi có đầy đủ số tiền kinh doanh thì bạn mới có thể thực hiện được những bước tiếp theo.
Khi xác định mở một salon bạn nên lên khung chi phí cơ bản để chạy trước bao gồm tất cả những chi phí phát sinh và dự trù kinh phí hoạt động. Khi đã chuẩn bị được nguồn vốn đầy đủ, bạn sẽ dễ dàng giải quyết được bài toán kinh doanh đầu tiên là duy trì hoạt động của salon trong thời gian còn vắng khách.
Lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp
Khi lựa chọn địa điểm kinh doanh bạn cần phải dựa vào kinh phí và quy mô mà salon bạn sắp mở. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu về thông tin thị trường xung quanh như: mật độ khách hàng mục tiêu, số salon đối thủ, có hệ thống giao thông thuận lợi hay không ? … đây đều là những yếu tố quan trọng quyết định số lượng khách hàng ghé thăm salon của bạn.
Xem thêm: Mở tiệm làm tóc cần bao nhiêu tiền – Chi phí kinh doanh cho Salon mới
Thủ tục hành chính cần thiết
Cùng giống như khi mở công ty mới, bạn cần phải đăng ký giấy ghép kinh doanh dưới tên chủ sở hửu với các cơ quan thẩm quyền. Đây là việc quan trọng cần phải thực hiện để đảm bảo quá trình kinh doanh diễn ra đúng với pháp luật. Để không bị thụ động bạn nên tìm hiểu các vấn đề về thuế và thủ tục liên quan để tránh phát sinh các vấn đề sau đó.
Xem thêm: Những thủ tục giấy tờ cần thiết để mở Spa mini, spa tại nhà
Lựa chọn nhân sự salon
Đây là khâu quá quan trọng trong quá trình kinh doanh salon. Đối với một salon mới, bước đầu bạn không nên tuyển quá nhiều người, những công việc chủ yếu trong giai đoạn này là tìm cách phục vụ khách càng nhiều càng tốt do vậy bạn chỉ nên tuyển 1 đến 2 thợ chính hoặc vài thợ phụ nếu cảm thấy quá tải.
Thêm vào đó 1 nhân viên thu ngân kiêm kế toán sẽ giúp bạn quản lý hiệu quả các sổ sách giấy tờ.
Xem thêm: 4 kinh nghiệm tuyển nhân viên spa không phải ai cũng biết
Trang thiết bị sản phẩm
Sắm sửa các trang thiết bị là việc làm không thể thiếu khi kinh doanh salon, bạn nên dự trù kinh phí để sắm sửa các thiết bị cần thiết và phù hợp nhất. Khi mua bạn nên lựa chọn những đại lý cung cấp thiết bị uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Định giá sản phẩm
Những yếu tố quyết định đến giá bao gồm: chi phí địa điểm, chi phí vận hành, chi phí nhân sự,… Nếu có thể bạn hãy tham khảo giá của các salon quanh bạn hoặc các salon đang hoạt động giống bạn trên thị trường. Lên bảng giá cao hơn và sử dụng chiêu giảm giá sâu là cách làm hiệu quả để thu hút khách hàng đến với salon.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm công cụ hỗ trợ dành riêng cho Salon chẳng hạn như phần mềm quản lý Salon / phần mềm quản lý spa trên điện thoại để dễ dàng quản lý giúp bạn các công việc về nhân sự, khách hàng, bảng giá chi tiêu,…
Trên đây là những công việc cần làm trước khi mở salon mà bạn không nên bỏ qua. Chúc bạn sẽ áp dụng có thêm nhiều kinh nghiệm để việc kinh doanh diễn ra thuận lợi và suôn sẻ.