Mở tiệm làm tóc được cho là nghề ‘một vốn bốn lời’ nhưng ai biết sau đó người chủ cần đầu tư thời gian và công sức như thế nào? Hãy cùng EasySalon xem thử mở tiệm tóc cần chuẩn bị những dụng cụ gì nhé!
Suy nghĩ mở một salon tóc hay một barbershop là mong muốn của rất nhiều anh chị em trong ngành tóc. Việc lên kế hoạch các dụng cụ vật tư cần chuẩn bị sẽ giúp bạn ước lượng được chi phí cần bỏ ra và cân đối tài chính để duy trì tiệm tóc khi mở cửa.
Mở tiệm làm tóc cần chuẩn bị những dụng cụ gì?
1. Các dụng cụ làm tóc
Đầu tiên, bạn cần lên danh sách những dụng cụ phục vụ cho việc làm tóc và cả số lượng để dễ dàng tham khảo các đơn vị cung cấp để có giá tốt nhất, giúp tiết kiệm chi phí khi bắt đầu mở tiệm làm tóc. Bạn nên tham khảo danh sách cần chuẩn bị dưới đây:
- Ghế cắt tóc, kệ và tủ để dụng cụ
- Gương lớn để cả hai mặt trong cửa tiệm
- Ghế gội đầu, khăn,..
- Các loại máy phục vụ làm tóc như: máy sấy, máy dập, máy uốn, máy hấp,….
- Kéo cắt tóc, lược, áo choàng cắt tóc
- Lô uốn, kẹp tóc, miếng giữ nhiệt, túi ủ tóc…
- Các dụng cụ phụ khác: kẹp cố định tóc, kẹp ghim, dây cột tóc, khẩu trang cho khách làm hóa chất….
2. Các sản phẩm làm tóc
Tiếp theo, bạn cần lên danh sách loại sản phẩm, nhãn hàng sử dụng và số lượng… để lựa chọn các sản phẩm làm tóc khi mở salon tóc. Nếu làm tiệm chuyên cắt tóc nữ nên đầu tư các sản phẩm tạo kiểu và chăm sóc tóc; nếu các tiệm cắt tóc nam, bạn nên chú ý lựa chọn các sản phẩm dầu gội, wax vuốt tóc, cạo râu…
- Dầu gội, dầu xả
- Thuốc, hóa chất làm tóc như: thuốc nhuộm các màu, thuốc uốn, thuốc duỗi, dầu gội, dầu xả, tinh dầu, thuốc phục hồi tóc,…
- Tinh dầu chăm sóc cho các loại tóc: tóc khô, tóc dầu, tóc hư tổn….
- Keo xịt tóc, wax vuốt tóc….
Ngoài ra, bạn có thể nhập sẵn một số loại sản phẩm phù hợp với khách hàng như dầu dưỡng, keo xịt tóc… để bán thêm cho những khách hàng của mình.
Một điều khác bạn cần lưu ý lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín và nguồn hàng chất lượng. Nên tránh nhập các sản phẩm thuốc làm tóc kém chất lượng, không mang lại hiệu quả lâu dài, gây ảnh hưởng xấu đến tóc cũng như sức khỏe người làm và người sử dụng; điều này sẽ khiến việc kinh doanh tiệm làm tóc bị ảnh hưởng, và khó có khách hàng lâu dài.
3. Các ấn phẩm giới thiệu, bán sản phẩm
Ngoài các sản phẩm và thiết bị làm tóc, bạn cần chuẩn bị trước cả những thiết kế dự kiến cho salon và các ấn phẩm trang trí, giời thiệu dịch vụ. Những vật phẩm này sẽ giúp khách hàng sử dụng khi đến salon, chính vì vậy, hãy đầu tư thật kỹ để có thể tăng doanh thu từ khách hàng.
- Thiết kế tiệm cắt tóc
- Bảng hiệu cửa hàng
- Bảng giá dịch vụ
- Namecard, thẻ dịch vụ… (nếu có)
- Thiết kế catalog để khách hàng có thể chọn kiểu tóc và màu tóc muốn làm
5. Phần mềm quản lý tiệm tóc – Hair Salon – EasySalon
Để tránh tối đa tình trạng quản lý lỏng lẻo và thất thoát của Salon thay vì bạn phải dành hàng tá thời gian để lo việc tính toán. Ngoài ra còn cần phải có mặt 24/24 để giám sát các nhân viên tại Salon thì việc sử dụng phần mềm quản lý tiệm tóc / phần mềm tính tiền Spa lại giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, có thể dành nhiều thời gian cho khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ tại Salon – EasySalon của mình.
Phần mềm EasySalon là phần mềm chuyên biệt dành cho các Hair salon – Barbershop; giúp GIẢM BỚT 60% công việc quản lý cho CHỦ HAIR SALON:
- Giao diện đơn giản, dễ sử dụng
- Tính năng chuyên biệt với nghiệp vụ Salon/Spa
- Nắm hoạt động kinh doanh mọi lúc, mọi nơi dễ dàng
- Chăm sóc, giữ chân và tạo sự gắn kết với khách hàng
- Tương thích với nhiều thiết bị
» Tham khảo: Báo giá phần mềm Spa tốt nhất hiện nay
Đặc biệt, EasySalon đang có chương trình: Tặng máy in 2 triệu khi đăng ký sử dụng phần mềm cho các khách hàng tại Đà Nẵng. Truy cập vào https://easysalon.vn/ để biết thêm chi tiết về chương trình:
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ:
- Website: https://easysalon.vn/
- Email: [email protected]/
- Điện thoại: 0905 320 888