Có nên hợp tác mở tiệm tóc không? Là vấn đề được nhiều nhà đầu tư quan tâm, đặc biệt là những bạn trẻ đang có ý định khởi nghiệp bằng dịch vụ này. Góp vốn kinh doanh chắc hẳn đã không còn xa lạ với nhiều chủ doanh nghiệp Salon, đây được xem là giải pháp ‘cứu cánh’ cho những nhà đầu tư không có nhiều nguồn vốn dự trữ. Tuy nhiên có nên kinh doanh theo cách này không? Cùng EasySalon.vn tìm hiểu câu trả lời qua bài bên dưới nhé.
» Tham khảo: Phần mềm quản lý Spa giá rẻ / phần mềm quản lý tiệm tóc giúp tiết kiệm chi phí doanh nghiệp
Có nên hợp tác mở tiệm tóc không?
Góp vốn kinh doanh mang đến cho bạn nhiều lợi ích, bởi khi có nhiều thành viên cùng thành lập Salon thì nguồn tài chính trở nên dễ dàng. Bởi vì mở tiệm tóc đòi hỏi khá nhiều tiền nên việc nhiều người cùng đóng góp sẽ chia sẻ gánh nặng ngân sách và giảm thiểu rủi ro một khi việc kinh doanh bị đình trệ.
Việc có hai hay nhiều người cùng chung tay xây dựng một Salon sẽ giúp bổ sung kỹ năng, kinh nghiệm quản lý cho nhau. Chẳng hạn, một người giỏi kế toán, có khả năng quản lý nhưng lại không hiểu về cách tạo kiểu tóc kết hợp với một người có tay nghề cao để mở tiệm tóc là một quyết định kinh doanh đúng đắn.
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng mang đến không ít hạn chế về bất đồng ý kiến quản lý, phân chia lợi nhuận,… vì vậy bạn cần suy nghĩ thật kĩ trước khi hợp tác mở tiệm làm tóc.
» Xem thêm: Thủ tục đăng ký kinh doanh salon tóc đầy đủ
Một vài lưu ý khi hợp tác mở Salon tóc
1. Kiểm tra tài chính thực tế của người hùn hạp
Người rủ hợp tác cần được kiểm tra kỹ nếu họ có tiền thì ‘bánh vẽ’ đẹp cỡ nào bạn cũng không nên tham gia. Bởi nếu thua lỗ thì bạn phải gánh nợ thêm phần của họ, trường hợp phát triển tốt, họ là người ‘tay không bắt giặc’ nhưng lại được hưởng lợi.
2. Luôn đảm bảo nguyên tắc ký kết bằng giấy tờ
Bạn bè rủ hùn hạp dù có tỏ vẻ thân thiết cỡ nào cũng phải nhất quyết ký giấy tờ thoả thuận công việc từng người, số cổ phần tương ứng trước khi bỏ tiền ra góp…Vì đến khi Salon có lợi nhuận, thì nó là miếng mồi thơm thúc đẩy lòng tham của con người. Lúc đó bạn có thân cỡ nào thì người hợp tác cũng kiếm cớ để đẩy bạn ra.
Ngoài ra, khi ký bất cứ hợp đồng nào liên quan đến dự án kinh doanh đã hùn hạp, bắt buộc bạn phải là người cùng tham gia, đồng ký tên. Trường hợp đối tác viện cớ này nọ thì yêu cầu ký bổ sung phụ lục hợp đồng có tên bạn.
» Xem thêm: Phân tích ưu, nhược điểm khi nhượng quyền kinh doanh Salon
3. Chọn kỹ người muốn hợp tác
Bạn phải kiểm tra kỹ nhân cách của người chuẩn bị hùn hạp xem họ là người được đánh giá thế nào? Phải tỉnh táo để ý tất cả những chi tiết diễn ra xung quanh họ, tuy nhỏ nhặt nhưng phản ánh chân thực nhất con người của đối tượng sẽ làm ăn chung. Những người nóng nảy, độc đoán thích làm theo ý riêng… tuyệt đối không nên hợp tác vì chắc chắn sẽ rạn nứt và đỗ vỡ.
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc có nên góp vốn mở tiệm làm tóc không để đưa ra sự lựa chọn đúng đắn nhất.