Khởi nghiệp Salon cần chú ý những vấn đề gì? Salon đang là một trong những ngành nghề hot, được nhiều bạn trẻ hiện nay lựa chọn để khởi nghiệp và định hướng tương lai bản thân. Nghề này đem lại cho bạn rất nhiều niềm vui và nguồn thu nhập khá ổn định nếu bạn có tay nghề tốt và tạo được một lượng khách quen. Tuy nhiên, với mức độ cạnh tranh gay gắt hiện nay để thương hiệu của bạn được đứng vừng trên thị trường không phải chuyện dễ dàng.
Khởi nghiệp Salon cần chú ý những vấn đề gì?
1/ Chuẩn bị kiến thức chuyên sâu về nghề
Lĩnh vực này được gọi là “nghề”. Chữ nghề này đòi hỏi bạn có một số chuyên môn nhất định để có thể giữ chân khách. Vì đây là một nghề “nhanh thợ, chóng thầy”. Nó đòi hỏi bạn phải liên tục cập nhật và học hỏi những cái mới mỗi ngày. Bạn có thể bắt đầu học ở một trung tâm sau đó tự học hỏi ở các trang tạp chí thêm. Đây cũng là thước đo đánh giá salon của bạn có thể đi được bao xa.
Có chuyên môn nghề nghiệp vững chắc, khách hàng sẽ tin tưởng và quay lại Salon của bạn lần tiếp theo.
2/ Lập kế hoạch kinh doanh mở Salon
Có lẽ những bạn làm mảng này sẽ không được giỏi tuy nhiên đây là một phần nhứt thiết phải làm trước khi bắt đầu. Tầm quan trọng của một bảng kế hoạch kinh doanh thì không phải bàn nữa, nó không những là kim chỉ nam cho các hoạt động kinh doan mà còn là chìa khóa giữ lửa cho các thành viên làm cùng với nhau. Ở bảng kế hoạch này bạn phải vạch ra được những thách thức và cơ hội của công việc kinh.
Một bảng kế hoạch kinh doanh bao gồm những thứ cơ bản sau: kế hoạch tài chính, kế hoạch marketing, kế hoạch nhân sự,..
3/ Thiết kế dịch vụ phù hợp với thị hiếu khách hàng
Nhu cầu làm đẹp của khách hàng ngày càng tăng và thay đổi theo từng ngày, để giữ chân khách hàng hiệu quả các chủ Salon cần thiết kế những dịch vụ hot, mới và được khách hàng ưa chuộng hiện nay.
Là một trong những điểm đặc biệt để tăng doanh số. Phần này đòi hỏi bạn phải nghiên cứu kỹ khách hàng cũng như hiểu về các dịch vụ mình có thể cung cấp.
» Xem thêm: Salon nên sử dụng Phần mềm bán hàng hay phần mềm dành riêng cho Salon?
Ngoài những dịch vụ cơ bản như cắt tóc, tỉa và tạo kiểu; uốn giả xoăn; chữa trị tóc và da đầu bị hư tổn; relaxers, uốn xoăn; nhuộm màu; gội và xả tóc. Chủ Salon có thể mở thêm nhiều dịch vụ chăm sóc da, làm móng để đa dạng dịch vụ và thu hút nhiều khách hàng hơn.
4/ Tăng cường quảng cáo, định vị thương hiệu
Khi vừa “đặt chân” vào ngành làm tóc, Salon của bạn sẽ gặp không ít khó khăn, một trong những thử thách lớn nhất đó là gây dựng thương hiệu.
Định vị thương hiệu bản thân rất quan trọng với doanh nghiệp của bạn, tuy nhiên bạn hãy nên đầu tư một cách thông minh về khoản này. Không phải chi quá tiền cho quảng cáo là bạn đã đạt được hiệu quả truyền thông, thay vào đó hãy chú trọng và xây dựng kế hoạch marketing chi tiết nhất để mang lại kết quả tối ưu nhất.
5/ Tối ưu hóa phương thức quản lý Salon
Trong quá trình hoạt động, cách thức quản lý Salon sẽ ảnh hưởng đến 60% sự thành bại của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, quan tâm nhiều đến việc tối ưu hóa quản lý sẽ giúp bạn phát triển hơn nữa.
Sử dụng phần mềm quản lý Salon online / phần mềm quản lý spa để tối ưu hóa quản lý đã không còn xa lạ đối với chủ Salon hiện nay. Phần mềm sẽ hỗ trợ bạn tối đa trong việc chăm sóc, lên lịch hẹn với khách hàng, quản lý nhân viên, báo cáo thống kế, báo cáo thu – chi,..
» Xem thêm: Salon của bạn chưa thể ‘vượt mặt’ đối thủ, lí do là đây?
Đặc biệt với tính năng lưu lịch sử và hoa hồng của khách hàng sẽ giúp Salon dễ dàng phân loại, chăm sóc, xây dựng kế hoạch marketing hiệu quả, giữ chân khách hàng quay trở lại Salon.
Trên đây là 5 vấn đề cần chú ý khi khởi nghiệp Salon mà bạn nên tham khảo để tránh gặp sai sót, thất bại khi bắt đâu kinh doanh dịch vụ làm đẹp này.