Với những người đang có ý định kinh doanh Spa nhưng nguồn vốn còn hạn hẹp và chưa đủ điều kiện để mở thì có nên góp vốn kinh doanh Spa cùng đối tác đầu tư khác không? Đây chắc hẳn là mối quan tâm của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Thực tế chi phí mở Spa không hề rẻ có thể mất đến gần 100 triệu cho một Spa quy mô vừa nhưng không phải ai cũng tích lũy được số tiền lớn như vậy. Và góp vốn chính là giải pháp được nhiều chọn lựa, thế nhưng có nên áp dụng cách làm này hay không?
Có nên góp vốn kinh doanh Spa cùng đối tác đầu tư khác không?
Để có thể kinh doanh Spa một cách thành công và ổn định cần nhiều yếu tố trong đó “vốn đầu tư” là thành phần không thể thiếu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ vốn để tự mình làm chủ kinh doanh được, cũng như có những nhà đầu tư có vốn sẵn nhưng kiến thức về mảng Spa lại gần như bằng không.
Việc góp vốn kinh doanh Spa mang lại khá nhiều lợi ích nhưng đi kèm theo đó là những rủi ro. Vì vậy,việc góp vốn kinh doanh Spa là một điều đáng cân nhắc.
» Xem thêm: Nhượng quyền spa là gì? Có nên kinh doanh nhượng quyền spa?
1. Lợi ích khi góp vốn kinh doanh Spa cùng đối tác đầu tư
- Lợi ích lớn nhất đó là khi có nhiều thành viên cùng góp vốn kinh doanh Spa là nguồn tài chính trở nên dễ dàng, họ sẽ chia sẻ gánh nặng ngân sách và giảm thiểu rủi ro một khi việc kinh doanh bị đình trệ.
- Họ sẽ giúp bổ sung kỹ năng, kinh nghiệm quản lý cho nhau. Chẳng hạn, một người giỏi tính toán, có khả năng điều hành nhưng lại không có kinh nghiệm trong việc chọn mặt bằng hoặc các loại hình dịch vụ kinh doanh kết hợp với một người có am hiểu chuyên sâu về Spa để mở một cơ sở Spa là một quyết định kinh doanh đúng đắn và hợp lý.
2. Rủi ro khi góp vốn kinh doanh Spa cùng đối tác đầu tư
- Dù là bạn thân hay họ hàng thì chuyện gì liên quan đến tiền bạc cũng dễ dẫn đến sứt mẻ tình cảm nhất là khi lỗ vốn nặng hoặc lợi nhuận sinh ra nhiều.
- Khi cùng hùn vốn làm ăn là nếu mất khả năng kinh doanh hay còn gọi là thua lỗ thì hai hay nhiều bên sẽ rất dễ xảy ra bất đồng khi phải cùng bỏ thêm tiền để duy trì hoạt động cho Spa.
- Hơn nữa, mỗi người một suy nghĩ, tính cách sẽ dễ gây xung đột trong cách quản lý, mà nếu không có cách giải quyết hay hợp tác ,sẽ dễ dẫn đến tình trạng đổ vỡ .
» Xem thêm: Bảng dự toán chi phí khi khởi nghiệp spa mini cho người mới bắt đầu
3. Cách giải quyết khi góp vốn kinh doanh Spa cùng đối tác đầu tư
- Hãy thiết lập những thỏa thuận bằng văn bản rõ ràng về : Phần đóng góp của các bên; phân chia lời lỗ: quyền của các bên: thêm đối tác làm ăn( khi có nhu cầu); rút vốn và giải quyết tranh chấp.
- Trường hợp không có khả năng xây dựng các quy định quyền và nghĩa vụ của các thành viên góp vốn, hãy nhờ đến luật sư thực hiện điều đó.
Tóm lại, vẫn phụ thuộc vào khả năng của chính bạn về cách nhìn người, hướng đầu tư phát triển, mức độ tin tưởng của người mình hợp tác. Nếu bạn vẫn muốn tìm thêm một công cụ để giúp bạn tự tin hơn vào quyết định góp vốn của mình thì EasySalon là một lựa chọn đáng cân nhắc vì phần mềm sẽ giúp bạn quản lý và điều hành Spa của mình một cách chính xác và hợp lý.
Hy vọng qua những thông tin bạn đã có lựa chọn cho quyết định có nên góp vốn kinh doanh Spa cùng đối tác đầu tư khác không? để kinh doanh đúng hướng.