Mất bao lâu để quản lý salon thành thạo? Là một trong những vấn đề hàng đầu được nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm hiện nay. Ngoại trừ những bạn đã qua trường lớp đào tạo về quản lý Salon tóc, còn lại hầu hết đều từ thợ phấn đấu trở thành chủ tiệm tóc. Chắc hẳn sẽ thiếu hụt về kiến thức quản lý và kinh doanh, vậy cần thời gian bao lâu để quản lý tốt, hiệu quả Salon tóc?
Các công việc cơ bản của quản lý Salon hằng ngày
Trước khi tìm hiểu thời gian để học cách quản lý Salon hiệu quả, bạn hãy theo dõi về các công việc quản lý Salon tóc cần phải làm mỗi ngày để có cách nhìn rõ và chi tiết nhất.
1. Quản lý công việc ở Salon
Công việc của người chủ salon một ngày vô cùng nhiều.Chính vì thế, nhiều người phải thuê thêm một người quản lý để phụ trách những công việc mang tính hành chính, dù salon của họ không lớn lắm. Đây là điều đáng làm nếu bạn muốn tập trung vào công việc chuyên môn là tạo mẫu tóc – riêng công việc này đã chiếm khá nhiều thời gian trong một ngày làm việc của bạn.
Tất nhiên, bạn vẫn có thể tranh thủ làm những công việc hành chính trong khi chờ thuốc uốn/nhuộm ngấm vào tóc hay lúc vãn khách. Song để dành toàn tâm, toàn ý cho những việc cần sự tỉ mỉ, cẩn trọng và nghiêm túc như ghi chép, cân đối sổ sách thì thật là khó.
2. Quản lý nhân viên
Một trong những công việc “khó nhằn” khi làm chủ salon là tuyển dụng và giữ chân nhân viên. Nhân viên chính là gương mặt đại diện cho doanh nghiệp mà bạn đã dày công xây đắp lên.
Tay nghề, khả năng cũng như tinh thần, thái độ làm việc của họ sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ công việc làm ăn của bạn, từ sự hài lòng của khách hàng cho đến lợi nhuận thu về.
3. Quản lý các loại dịch vụ
Dĩ nhiên, dịch vụ chủ chốt của một salon tóc là cắt và tạo kiểu – từ sấy, là cho đến uốn, nhuộm. Các dịch vụ phổ biến liên quan đến nhuộm là nhuộm highlight, nhuộm lowlight, nhuộm 3D, phủ bóng, khôi phục màu nhuộm, chăm sóc tóc sau khi nhuộm. Nhưng bạn cần quản lý các dịch vụ ra sao sao, doanh thu từ các dịch vụ thế nào? đó cả là một vấn đề to lớn.
» Xem thêm: Tuyệt chiêu ‘chăm sóc’ khách hàng thân thiết của Salon
4. Lập bảng giá dịch vụ
Một việc quan trọng khác mà bạn phải làm khi quản lý tiệm salon là lập bảng giá dịch vụ. Nếu đưa ra giá quá cao, lượng khách hàng sẽ bị hạn chế còn nếu để thấp quá thì sẽ lợi nhuận của salon sẽ bị giảm sút, thậm chí có thể lỗ. Dĩ nhiên, giá cả mà khách hàng có thể chấp nhận được sẽ phụ thuộc rất nhiều vào loại hình dân cư nơi bạn mở tiệm. Nếu bạn ở những khu dân cư cao cấp, bạn có thể đưa giá cao hơn và thậm chí mở thêm những dịch vụ chất lượng cao.
Nhưng nếu xung quanh salon của bạn là những gia đình trẻ, có thể bạn sẽ phải hy sinh một số dịch vụ spa (chỉ cung cấp dịch vụ ở mức tối thiểu) và thay vào đó là tập trung vào những kiểu tóc, màu nhuộm cơ bản với giá hợp lý.
» Xem thêm: Chiến lược kinh doanh định giá và khuyến mãi ngành tóc
Mất bao lâu để quản lý salon thành thạo?
Có thể thấy quản lý Salon phải giải quyết khá nhiều việc khá nhau, không đơn giản như chỉ làm công việc tư vấn hoặc làm tóc cho khách hàng như trước đây. Khi lên chức vụ mới, bạn sẽ gánh vác rất nhiều việc khác nhau, quản lý và vận hành Spa với nhiều dịch vụ tưởng chừng như đơn giản nhưng lại phức tạp vô cùng. Vậy mất bao lâu để quản lý salon thành thạo?
Thực tế, không có con số cụ thể để nói về thời gian học cách quản lý tiệm tóc thành thạo. Sau một thời gian kinh doanh nhất định bạn sẽ rút ra được kinh nghiệm quản lý đúng cách, và thời gian đó có thể là 2 năm 3 năm hoặc có thể 5 năm,..
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể rút ngắn thời gian quản lý với phần mềm EasySalon. Phần mềm sẽ hỗ trợ bạn tối đa trong việc nắm bắt mọi thông tin cần thiết một cách chính xác và kịp thời, từ đó có thể đưa ra các kế hoạch và quyết định đúng đắn, giảm tối đa chi phí, tăng thêm khả năng cạnh tranh, nâng cao kết quả kinh doanh. Phần mềm quản lý Salon tóc sẽ giúp bạn những vấn đề sau:
» Xem thêm: Vì sao cần lưu ảnh khách hàng Spa/Salon sau khi dùng dịch vụ?
- Quản lý nhân viên: Tính năng giúp chủ salon, spa quản lý công việc của nhân viên (số ngày nghỉ, thưởng, phạt, hoa hồng), qua đó tiết kiệm thời gian và chi phí quản lý.
- Quản lý khách hàng: Quản lý thông tin khách hàng, lưu hình ảnh khách, lịch sử hóa đơn sử dụng dịch vụ, công nợ, số lần sử dụng gói dịch vụ, giúp Salon, Spa dễ dàng phân loại, chăm sóc, xây dựng kế hoạch marketing hiệu quả.
- Quản lý thu- chi: Quản lý sỗ quỹ tiền mặt trong ngày của Salon, Spa. Theo dõi chi tiết số tiền mặt đầu ngày, cuối ngày, tổng thu, tổng chi trong ngày tại Salon, Spa.
- Báo cáo thống kê: Giúp chủ Salon, Spa…. Theo dõi chi tiết doanh thu, đánh giá hiệu quả kinh doanh của Salon, Spa theo khoảng thời gian bất kỳ.
Hy vọng qua những thông tin trên bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc cần bao nhiêu thời gian để quản lý salon hiệu quả để an tâm kinh doanh.