Nấm da đầu là bệnh lí xuất hiện khá phổ biến hiện nay, bệnh không chỉ gây nên tình trạng ngứa ngáy, tróc vảy, rụng tóc ảnh hưởng nặng nề đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy làm thế nào để điều trị bệnh nấm da đầu? Cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.
Tips: Download phần mềm quản lý Spa chuyên nghiệp / phần mềm quản lý salon đơn giản, dễ dùng cho mọi doanh nghiệp
Bệnh nấm da đầu là gì ?
Nấm da đầu là tình trạng do nấm men, nấm mốc,… tấn công và phá hủy bề mặt da đầu khiến da bị tổn thương và rụng tóc. Loại nấm này thường sống ở những nơi ẩm ướt và ấm áp. Do đó, những người thường ra nhiều mồ hôi, hoặc có tiền sử bị bệnh vẩy nến da đầu, viêm da đầu có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.
Bệnh nhiễm trùng này cần phải kiên trì điều trị thì mới mang lại kết quả tích cực. Tuy nhiên, nếu người bệnh không có biện pháp khắc phục kịp thời và điều trị hợp lí có thể dẫn đến tình trạng tích tụ vẩy da, tế bào chết.
Nguyên nhân bị bệnh nấm đầu
Để việc điều trị bệnh nấm da đầu đạt hiệu quả và không tái phát trở lại, bạn nên nắm rõ nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh này.
Nấm da đầu (phổ biến là nấm Candida hoặc Dermatophytes) thường xuất hiện do người vệ sinh da đầu kém, không gội đầu thường xuyên hoặc thích thay đổi kiểu tóc thường có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Ngoài ra cũng do một số nguyên nhân chủ quan khác gây nên tình trạng nấm da đầu:
- Bệnh lý trong cơ thể.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu khoa học.
- Sử dụng thuốc điều trị bệnh trong một thời gian tương đối dài.
- Làm việc hoặc sinh sống trong môi trường hóa chất độc hại.
- Có vết thương hoặc trầy xước trên da đầu.
- Dùng chung khăn, lược hoặc mũ với những người có tiền sử nấm da đầu.
Những đối tượng có khả năng mắc bệnh nấm da đầu cao hơn:
- Có hệ thống miễn dịch suy yếu
- Bệnh tiểu đường
- Tuyến giáp hoạt động kém
- Mang thai
- Sử dụng thuốc kháng sinh, Corticosteroid hoặc thuốc ngừa thai
- Nhỏ hơn 5 tuổi hoặc lớn trên 55 tuổi
- Mắc các bệnh viêm da khác.
Dấu hiệu của bệnh nấm da đầu
Bệnh nấm da đầu rất hay bị nhầm lẫn với những bệnh lí khác như vảy nến, viêm da đầu,… Dưới đây là một số dấu hiện giúp bạn nhận biết tình trạng bệnh.
- Phát ban đỏ hoặc tím trên da đầu. Mẩn đỏ có thể phát triển thành mụn nhọt, chứa mủ vàng hoặc trắng.
- Xuất hiện vảy trắng và có thể bong ra tương tự như gàu.
- Da đầu mềm, ẩm và nhờn rít.
- Nếu tình trạng nhiễm nấm trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể bị loét da. Tình trạng này đôi khi dẫn đến đau đầu, sốt, sưng các hạch bạch huyết trên cổ.
Những cách điều trị bệnh nấm da đầu
1. Mẹo điều trị nấm da đầu bằng phương pháp dân gian
Sử dụng phương pháp dân gian với những nguyên liệu tự nhiên tại nhà cũng được coi là cách điều trị bệnh nấm da đầu hiệu quả. Tuy hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu chính thức về mức độ hiệu quả nhưng những mẹo này vẫn được rất nhiều người truyền tai nhau áp dụng.
- Dầu dừa: Đây được coi là nguyên liệu có tính kháng nấm hiệu quả, không những vậy sử dụng dầu dừa còn giúp tóc suôn mượt, chắc khỏe hơn. Người bệnh chỉ cần massage da đầu bằng dầu dừa nguyên chất trong 1 – 2 phút để dầu thấm sâu vào da đầu.
- Tinh dầu tràm trà: Bên cạnh việc điều trị mụn, vết thâm, tinh dầu tràm trà còn có công dụng điều trị bệnh nấm da đầu. Bạn có thể pha 1 – 2 giọt tinh dầu tràm trà vào 2 muỗng dầu dừa và ủ tóc trong 30 – 60 phút.
- Giấm táo: Giấm táo có đặc tính kháng nấm, giảm viêm và loại bỏ những tế bào da chết. Bạn pha loãng giấm táo và nước theo tỉ lệ bằng nhau rồi massage lên da đầu.
- Chanh: Chanh có công dụng tuyệt vời trong việc kháng nấm và tiêu diệt tế bào nấm. Thêm 1 – 2 muỗng nước cốt chanh chanh vào một cốc nước và thoa hỗn hợp này lên tóc trong 10 – 15 phút để điều trị nấm da đầu.
2. Sử dụng dầu gội để điều trị bệnh nấm da đầu
Nếu bạn không có thời gian để điều trị bệnh nấm da dầu bằng phương pháp dân gian ở trên thì hãy thử áp dụng cách dùng dầu gội xem sao nhé. Kem chống nấm hoặc dầu gội trị nấm có thể mang đến hiệu quả cao hơn so với những các trên tuy nhiên chúng lại không có tác dụng tiêu diệt nấm mà chỉ làm sạch nấm và bào tử nấm trên da đầu.
Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm kem dưỡng và dầu gội trị nấm da đầu sau đây:
- Dầu gội Selenium
- Dầu gội Ketoconazole
- Kem chống nấm Terbinafine
- Dầu gội Nizoral trị nấm da đầu
- Dầu gội Thái Dương
Tuy nhiên, trước khi áp dụng bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để tránh tình trạng bệnh không hết mà còn nặng hơn nhé.
3. Sử dụng thuốc đặc trị để điều trị bệnh nấm da đầu
Trong những trường hợp bị bệnh nấm da đầu nặng và nghiêm trọng hơn thì tốt nhất bạn nên dùng thuốc kháng nấm để điều trị. Hiện nay, có hai loại thuốc chính dùng để điều trị bệnh nấm da đầu là thuốc bôi và thuốc uống.
Thuốc bôi
Đối với những trường hợp bị nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đế sinh hoạt cá nhân, bác sĩ có thể khuyên bạn dùng những loại thuốc bôi để điều trị. Một số loại thuốc, kem bôi phổ biến hiện nay:
- Clotrimazol
- Ketoconazole
- Miconazol
- Fluconazole
- Naftifine
Thuốc uống
Riêng với những trường hợp nghiêm trọng hơn, không thể dùng thuốc bôi thì bạn nên sử dụng các loại thuốc uống để điều trị bệnh nấm da đầu.
- Griseofulvin là lựa chọn điều trị đầu tiên cho bệnh nấm da đầu mãn tính. Thuốc có thể sử dụng cho người lớn và cả trẻ em, thời gian điều trị khoảng 8 – 10 tuần. Tuy nhiên, nếu cần sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 14 tuổi, hãy thông báo cho bác sĩ nhi khoa.
- Terbinafine là một lựa chọn khác đang được sử dụng phổ biến để điều trị nấm da đầu. Thuốc có thể loại bỏ hoàn toàn nấm khỏi da đầu trong thời gian điều trị khoảng 4 – 6 tuần.
Bất kì loại thuốc nào cũng có tác dụng phụ, vì vậy bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc uống điều trị nấm này nhé. Những phụ nữ có ý định mang thai nên cân nhắc khi sử dụng phương pháp này, bởi thuốc sẽ làm rối loạn chức năng rụng trứng ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt.
Những lưu ý sinh hoạt khi bị nấm da đầu
Bên cạnh việc áp dụng những cách điều trị bệnh nấm da đầu ở trên, trong đời sống sinh hoạt người bệnh cũng nên chú ý một số lưu ý sau:
- Vứt ngay những vật dụng (mũ, lược, gối, khăn tắm,…) nhiễm nấm hoặc có nguy cơ lây lan bệnh nấm da đầu.
- Không sử dụng chung vật dụng cá nhân với bất kì ai, kể cả những người trong gia đình.
- Tắm, gội thường xuyên. Nên chú ý lau khô và sấy tóc, không nên để tóc còn ướt khi đi ngủ.
- Ăn uống khoa học, lành mạnh. Hạn chế tinh bột, rượu, đường trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Nếu nghi ngờ thú cưng trong nhà có nấm hãy liên hệ ngay với bác sĩ thú ý để tránh lây lan cho thành viên gia đình.
Để điều trị bệnh nấm da đầu hiệu quả, người bệnh nên kiên trì và có giải pháp khắc phục sớm khi phát hiện dấu hiện của bệnh để hạn chế lây lan.
Tin tức liên quan: